Trong thiết kế nhà ở, các gia đình ngày càng coi trọng việc xây dựng công trình phụ, sao cho đảm bảo sự tiện lợi và tính thẩm mỹ trong tổng thể kiến trúc của căn nhà. Đặc biệt, dưới góc nhìn của phong thuỷ, những không gian phụ như nhà tắm hay khu vệ sinh có quan hệ rất lớn đến sức khoẻ của người ở cũng như tài vận của toàn bộ ngôi nhà. Chính vì vậy, việc sắp xếp những không gian này càng không thể xem nhẹ.
Không nên đặt nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ (Ảnh minh họa).
Theo phong thủy, năng lượng và các cơ hội tốt của gia chủ sẽ vào nhà qua cửa chính. Nhưng nếu nhà vệ sinh đặt thẳng cửa ra vào, cơ hội của bạn có thể sẽ trôi đi hết. Ngoài ra, hãy thường xuyên đóng cửa toi lét và nắp bồn cầu khi không sử dụng vì nó là nơi xú uế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong gia đình.
Nhà vệ sinh nếu sắp đặt không hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ. Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Nếu đặt nó ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc sẽ sinh ra “thổ khắc thủy”, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở hướng Nam vì hướng này có hỏa khí nặng.
Xây một phòng vệ sinh mới là điều hết sức khó khăn, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích hẹp. Bạn chỉ cần rời vị trí bồn cầu trong phòng vệ sinh chệch khỏi hướng cũ 15 độ là sửa được phương vị của phòng vệ sinh sang một hướng mới. Phòng vệ sinh không nên xây ở trung tâm của ngôi nhà, điều đó sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.
Ngoài ra, theo “lạc thư”, phương vị trung tâm thuộc thổ, còn nhà vệ sinh thuộc thuỷ, nếu đặt ở vị trí trung tâm sẽ phát sinh thổ khắc thuỷ. Hai là, không khí và nước ô nhiễm ở nhà vệ sinh từ trung tâm lan ra các phòng. Ba là, trung tâm của căn nhà cũng như trái tim con người, tim mà bị ô nhiễm, thì còn có thể gọi là “cát trạch” không?
Đối với nhà cao tầng, nhà vệ sinh nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng, bạn nên bố trí hai phòng vệ sinh “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật. Cửa phòng vệ sinh kiêng đối diện với cửa nhà bếp và phòng ngủ. Trong trường hợp không thể cải thiện, gia chủ nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh. Hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh không nên thẳng với hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ.
Vì không khí của phòng vệ sinh rất ẩm ướt nên khi muốn trang trí bằng cây xanh, bạn nên dùng bonsai. Chúng vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa nhỏ gọn. Phòng vệ sinh thuộc hành Thủy, nên màu tốt nhất của nó là màu trắng thuộc Kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm, bởi chúng gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng tắm.
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm thấp dễ gây nên ẩm mốc, đồng thời cũng là nơi chúng ta thường dùng để tẩy rửa tạp chất và xú uế. Do vậy nhà vệ sinh nhất thiết phải có cửa sổ hoặc cửa thông gió, đủ ánh sáng và không khí lưu không để cho mùi hôi bay đi, duy trì không khí trong sạch.
Với một căn nhà mới khi còn chưa xây dựng, hoàn toàn có thể thiết kế một toi - lét có màu sắc và vị trí hoàn hảo. Gam màu sáng là sự lựa chọn ấn tượng nhất, để phù hợp với phong thủy. Ánh sáng tự nhiên cũng rất quan trọng. Có thể thiết kế thêm những chân nến và đèn treo tường để thắp sáng những bức tường và các góc phòng tối tăm.
Thường thì khi thiết kế người ta thường nhớ đến sự phối hợp giữa các gian phòng trong cùng một tầng mà lại quên mất mối quan hệ giữa các tầng. Nếu như nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ thì trạch tướng vô cùng nguy hại, sức khoẻ người ở sẽ giảm sút.
Theo nguyên lý “gia tướng học” cổ truyền, thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. Ngũ hành gia cho rằng, nước chảy xuống dưới, làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu dài phòng ngủ bị ẩm thấp, dễ phát sinh các bệnh hệ thống nội tiết. Nếu như nhất quyết phải đặt trên lầu, thì bạn nên thiết kế kéo rộng khoảng cách với phòng ngủ.